Thời hạn bảo hộ, điều kiện, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Chi tiết điều kiện, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả và quy định về thời hạn, đối tượng được bảo hộ quyền tác giả sẽ được Legalbiz chia sẻ trong bài viết này. Có mẫu hồ sơ cho bạn tham khảo và tải về miễn phí.

Hiện tượng vi phạm bản quyền bài hát, bản quyền âm nhạc, bản quyền logo thương hiệu,… gọi chung là vi phạm bản quyền tác giả xảy ra khá phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, nhiều tác giả lại chưa nắm được những quy định, thủ tục về việc đăng ký bản quyền tác giả để bảo vệ cho tác phẩm do chính mình tạo ra. Bài viết sau đây của Legalbiz sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả (tác quyền) bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Các cá nhân, tổ chức sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm do chính cá nhân, tổ chức đó trực tiếp sáng tạo hoặc sở hữu.

Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả được quy định cụ thể như sau:

➥ Đối với tác phẩm được bảo hộ bản quyền phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

  • Bắt buộc phải là một sản phẩm của lao động trí tuệ và không có bất kỳ yếu tố sao chép nào;
  • Hình thức thể hiện dưới dạng vật chất nhất định như: bài hát thể hiện qua các trang sáng tác, điện ảnh thể hiện qua những thước phim…

➥ Đối với chủ sở hữu quyền tác giả phải đáp ứng điều kiện sau:

  • Chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm;
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu ở quốc gia khác;
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa thực hiện công bố ở bất kỳ quốc gia nào khác mới có đủ điều kiện đăng ký quyền tác giả;
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

1. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Thành phần hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả (*);
  • 2  bản sao của tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả;
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả là người được tác giả ủy quyền);
  • Tài liệu chứng minh tác giả là người tự sáng tạo ra sản phẩm hoặc được giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu tác phẩm có đồng tác giả);
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung);

Lưu ý:

Hiện tại, có 8 mẫu tờ khai đăng ký bản quyền tác giả được quy định tại theo mẫu tại Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL, tùy theo ác phẩm được bảo hộ mà bạn cần phải lựa chọn mẫu tờ khai cho phù hợp:

  • Mẫu số 01 – Tờ khai đăng ký quyền tác giả dành cho các tác phẩm khoa học; tác phẩm văn học; bài phát biểu, bài giảng và bài nói khác; tác phẩm báo chí; sưu tập dữ liệu; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và các tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Mẫu số 02 – Tờ khai đăng ký quyền tác giả dành cho các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;
  • Mẫu số 03 – Tờ khai đăng ký quyền tác giả dành cho các chương trình máy tính;
  • Mẫu số 04 – Tờ khai đăng ký quyền tác giả dành cho các tác phẩm âm nhạc;
  • Mẫu số 05 – Tờ khai đăng ký quyền tác giả dành cho tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Mẫu số 06 – Tờ khai đăng ký quyền tác giả dành cho các tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu;
  • Mẫu số 07 –  Tờ khai đăng ký quyền tác giả dành cho các sách giáo khoa, giáo trình;
  • Mẫu số 08 –  Tờ khai đăng ký quyền tác giả dành cho các tác phẩm kiến trúc, sơ đồ, bản đồ, bản họa đồ, bản vẽ về địa hình, công trình khoa học.

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Quy trình đăng ký bản quyền tác giả được thực hiện theo các bước sau đây:

➥ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy thuộc vào từng loại tác phẩm cần đăng ký bảo hộ, tác giả cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ cơ bản như Legabiz hướng dẫn ở trên.

➥ Bước 2: Nộp hồ sơ

Tác giả có thể nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tới Cục Bản quyền tác giả theo 2 cách sau:

>> Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Bản quyền tác giả theo địa chỉ:

  • Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội: Số 33, Ngõ 294/2, Phố Kim Mã, Quận Ba Đình;
  • Văn phòng đại diện tại TP. HCM: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3;
  • Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu.

>> Cách 2Nộp hồ sơ online trên trang Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch theo đường link https://dichvucong.bvhttdl.gov.vn/.

➥ Bước 3: Xử lý hồ sơ và trả kết quả

Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (nếu hồ sơ hợp lệ) hoặc gửi thông báo hướng dẫn điều chỉnh hồ sơ (nếu hồ sơ chưa hợp lệ).

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuậ, thời hạn bảo hộ quyền tác giả được căn cứ theo loại tác phẩm,  quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể như sau:

➥ Những quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn gồm có:

  • Đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
  • Được nêu tên thật hoặc bút danh của tác giả khi tác phẩm được đưa ra công bố, sử dụng;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc, sửa đổi.

Những quyền tác giả được bảo hộ có thời hạn gồm có:

Thời hạn chấm dứt quyền bảo hộ với các trường hợp được bảo hộ có thời hạn là vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm kết thúc thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Thời hạn bảo hộ cụ thể với từng loại hình tác phẩm như sau:

  • Đối với các tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh, tác phẩm khuyết danh: Được bảo hộ 75 năm kể từ lần công bố đầu tiên:
  • Đối với các tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh chưa được công bố trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình: Được bảo hộ 100 năm từ khi tác phẩm được định hình;
  • Đối với tác phẩm khuyết danh: Từ khi có thông tin của tác giả, tác phẩm được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau khi tác giả chết;
  • Đối với tác phẩm khuyết danh có đồng tác giả: Tác phẩm được bảo hộ từ khi có thông tin về tác giả cho đến năm thứ 50 năm tiếp theo năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

Các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả gồm có:

  • Tác phẩm báo chí, âm nhạc, tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc;
  • Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Sơ đồ, bản họa đồ, bản đồ địa hình, địa lý, công trình nghiên cứu khoa học;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu;
  • Tác phẩm phái sinh của các tác phẩm trên nhưng không ảnh hưởng đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.

Đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả

  • Bản tin thời sự, tin tức thời sự thuần túy;
  • Hệ thống, quy trình, phương pháp hoạt động, các khái niệm, nguyên lý, số liệu;
  • Văn bản hành chính, văn bản pháp luật, văn bản thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả (tác quyền) bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Các cá nhân, tổ chức sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả đối với tác phẩm do chính cá nhân, tổ chức đó trực tiếp sáng tạo hoặc sở hữu.

Tác phẩm được bảo hộ bản quyền phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

  • Bắt buộc phải là một sản phẩm của lao động trí tuệ và không có bất kỳ yếu tố sao chép nào;
  • Hình thức thể hiện dưới dạng vật chất nhất định như: bài hát thể hiện qua các trang sáng tác, điện ảnh thể hiện qua những thước phim…

Thời gian để Cục Bản quyền tác giả tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.